Keo sữa là gì? Công dụng và thành phần của keo sữa

Keo sữa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên được ứng dụng rất nhiều trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, đặc biệt là dán gỗ, dán giấy hay các ứng dụng dán bao bì. Không chỉ có khả năng kết dính tốt, độ bền chặt cao mà keo sữa còn rất dễ sử dụng với giá thành phải chăng.

Khái niệm keo sữa

Keo sữa là một loại keo dán ở dạng lỏng có màu trắng đục như màu đặc trưng của sữa. Keo sữa hay còn được gọi là keo gốc nước, có tên tiếng anh là “water-based adhesive”, được sản xuất bằng cách kết hợp các thành phần bao gồm nước, polyme và phụ gia.

Khái niệm về keo sữa

Keo sữa ở dạng lỏng có màu trắng đục đặc trưng

So với các loại keo dán thông thường thì keo sữa có tính chất kết dính tốt hơn và bền hơn rất nhiều. Keo sữa có thể dán được trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau nên ứng dụng của chúng rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Thành phần của keo sữa

Keo sữa là loại keo PVA có thành phần chính Poly (Vinyl Acetate) – Một hợp chất polyme hữu cơ. Đặc điểm nổi bật của loại keo này là nó ứng dụng được trên nhiều bề mặt chất liệu như gỗ, xốp, gốm, giấy, vải và các liên kết gỗ không cấu trúc.

Thành phần keo sữa

Keo sữa có thành phần chính là Poly (Vinyl Acetate)

Phân loại keo sữa

Có 2 loại keo sữa đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là keo sữa 1 thành phần và keo sữa 2 thành phần. Thông tin cụ thể của mỗi loại như sau:

Keo sữa 1 thành phần

Thành phần của keo sữa loại này chỉ có một dung dịch duy nhất nên có thể dễ dàng lấy ra sử dụng luôn. Keo sữa 1 thành phần có thời gian đóng rắn rất nhanh, độ bền liên kết cao và độ bền keo khá ổn định.

Keo sữa 1 thành phần

Có hai loại keo sữa chính được sử dụng trên thị trường

Keo sữa 2 thành phần

Loại keo sữa này gồm 2 thành phần là keo dung dịch và dung dịch chất phụ gia tạo đông thuộc loại axit nhẹ. Thời gian khô của keo tương đối chậm, khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ sau khi thao tác mới có thể sử dụng được. Tuy nhiên, vẫn có thể điều chỉnh được thời gian đóng rắn của keo nhanh hơn bằng cách điều chỉnh tăng thêm tỷ lệ chất phụ gia vào để làm đông nhanh hơn.

Tác dụng của keo sữa là gì?

Công dụng của keo sữa thường được dùng để dán các bề mặt vật liệu bằng gỗ, giấy dán tường, bìa thùng carton, thảm trải sàn hay đồ chơi trẻ em,… Ngoài ra, keo sữa cũng là một vật liệu dùng làm đồ handmade được nhiều người yêu thích sử dụng.

Ứng dụng của keo sữa

Ứng dụng của keo sữa vô cùng đa dạng nhờ tính kết dính tốt và dán được trên nhiều bề mặt vật liệu

Giá keo sữa hiện nay có đắt không?

Giá keo sữa trên thị trường hiện nay khá đa dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thương hiệu, dung tích, số lượng hoặc các yêu cầu khác trong việc ứng dụng keo dán. Tại Phúc Lâm, các loại keo sữa đều được nghiên cứu và phát triển tối ưu nhất về mặt chi phí và tính ứng dụng. Từ đó giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất của mình.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng và nhận báo giá chi tiết nhất.

Keo sữa có độc không?

“Keo sữa có độc không” là mối quan tâm chung của rất nhiều khách hàng khi chọn mua loại keo dán này. Keo sữa tuy có mùi khá chua nhưng đã được nghiên cứu, đánh giá chi tiết là dòng sản phẩm ít gây độc hại và có độ an toàn cao hơn so với các loại keo dán khác. Tiêu biểu như một số loại keo sữa còn được dùng làm đồ handmade hoặc đồ chơi cho trẻ.

Keo sữa có độc hại không?

Keo sữa ít gây độc hại và có độ an toàn cao hơn so với những dòng sản phẩm keo dán khác

Tuy nhiên đây cũng là một sản phẩm công nghiệp nên người dùng cần hết sức thận trọng khi sử dụng để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khoẻ.

  • Hạn chế để keo văng vào mắt vì có thể làm tổn thương giác mạc.
  • Không nên hít mùi keo trong khoảng thời gian dài vì có thể gây ra các tình trạng đau đầu, choáng váng, khó chịu về sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến hô hấp.
  • Tuyệt đối không được nuốt keo sữa có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hướng dẫn sử dụng keo sữa đúng cách

Để phát huy tối đa công dụng của keo sữa cũng như đảm bảo độ gắn kết bền chặt của sản phẩm sau khi dán, người dùng cần tuân thủ đúng những nguyên tắc sau:

  • Vệ sinh bề mặt cần dán thật sạch sẽ để tăng độ bám dính cao.
  • Tùy vào bề mặt vật liệu dán khác nhau mà người dùng có thể bôi lớp keo dán dày hay mỏng phù hợp để đảm bảo độ kết dính tốt cũng như không gây lãng phí. Lớp keo phải được bôi đều và phủ kín toàn bộ bề mặt cần dán.
  • “Keo sữa có dán gỗ được không” câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên cần đảm bảo bề mặt dán phải nhẵn mịn, nếu mặt gỗ thô ráp và sần sùi sẽ làm hạn chế khả năng kết dính hoặc keo dán chỉ đạt độ dính tốt trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Chỉ bôi keo vào đúng vị trí cần dán, không bôi lan sang những chỗ khác. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và mất nhiều thời gian hơn để vệ sinh sau khi hoàn thiện.
  • Để đảm bảo keo dán đạt độ bám dính tốt nhất cần tuân thủ thời gian chờ khô sau khi dán theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi sử dụng keo sữa cần lưu ý những gì?

Trong hoạt động sản xuất và đời sống ngày nay không thể nào thiếu các loại keo dán, đặc biệt là keo sữa. Trong quá trình sử dụng keo sữa, cần chú ý một số điểm quan trọng để liên kết các vật dụng và tạo nên những sản phẩm tuyệt vời nhất.

  • Có thể làm loãng độ đặc của keo sữa khi pha cùng với nước nhưng lưu ý nước cũng sẽ làm giảm bớt khả năng bám dính của keo.
  • Khi pha keo sữa cần phải khuấy đều để hỗn hợp hòa lẫn vào nhau thì mới đảm bảo độ bám dính tốt nhất.
  • Bảo quản keo sữa ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nhiệt độ cao.
  • Thời gian khô của mỗi loại keo sữa là khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của từng ứng dụng nên phải chờ keo khô rồi mới tiến hành các công đoạn tiếp theo.
  • Sau khi sử dụng keo sữa phải cần đậy nắp  cẩn thận để tránh chất keo bị khô hoặc bụi bẩn, côn trùng xâm nhập.